Bố cục:
- Phần 1: Từ đầu đến "...hàng thế kỉ dằn vặt" ⇒ Số phận nghiệt ngã của nhà văn Đô-xtôi-ép-xki.
- Phần 2: "Cuối cùng..." đến "...cái đầu của người bị hành khổ này." ⇒ Nghị lực lao động không mệt mỏi, vượt qua hoàn cảnh khó khăn và bệnh tật.
- Phần 3: Còn lại ⇒ Cái chết của ông và sự thương xót, yêu mến, khâm phục mà nhân dân dành cho ông, tác dụng to lớn tỏa ra từ cuộc đời và văn chương của ông đối với nước Nga.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 65 sgk ngữ văn 12 tập 1) Đô- xtôi-ép-xki có những nét đặc biệt về tính cách và số phận:
- Số phận:
+ Chịu nhiều nỗi đau khổ về vật chất lẫn tinh thần
+ Từng có thời điểm sống lưu vong, cầm cố, quỳ gối trước nhiều kẻ thấp hèn, tiền nợ.
- Tính cách:
+ Giàu nghị lực: dù số phận vùi dập nhưng ông vẫn không ngừng làm việc và nghĩ về nước Nga
+ Là người luôn giàu niềm tin, đam mê nghệ thuật, yêu thương con người
Câu 2 (trang 65 sgk ngữ văn 12 tập 1) Cấu trúc tương phản tạo ra hiệu quả:
+ Thể hiện sự đối lập, tương phản giữa đời sống vật chất và tinh thần
+ Đối lập giữa khổ ải với sự vĩ đại
→ Làm sáng ngời hình ảnh của ông, người khổ ải và người đạt tới đỉnh vinh quang
Câu 3 (trang 65 sgk ngữ văn 12 tập 1)
- Biện pháp so sánh:
+ “Tác phẩm… là rượu ngon”
+ “đếm các ngày như trước đây… như một kẻ hành khất”
+ “lời như sấm sét”
- Biện pháp ẩn dụ:
+ Quả đã được cứu thoát, vỏ khô rụng xuống
+ Thành phố ngàn tháp chuông
→ Hình ảnh ẩn dụ, so sánh thuộc lĩnh vực tôn giáo nhằm mục đích khẳng định Đô-xtoi-ép-xki là vị thánh, con người siêu phàm
Câu 4 (trang 65 sgk 12 ngữ văn tạp 1) Khi gắn nhân vật với bối cảnh chính trị và văn chương:
+ Ông là người đại diện cho tầng lớp người dân thống khổ dưới chế độ Nga hoàng
+ Ông trở về như sự báo trước “sứ mệnh của sự tổng hòa giải của nước Nga”
+ Cái chết của ông làm mọi người “yêu thương và cảm phục”
→ Khẳng định sự vĩ đại của nhà văn không những đối với lịch sử văn học mà còn cả lịch sử, xã hội, đất nước.