I. Hướng dẫn chung
II. Gợi ý đề bài
Phần trắc nghiệm (3 điểm)
1 - C |
2 - A |
3 - C |
4 - C |
5 - B |
6 - B |
7 - B |
8 - B |
9 - A |
10 - B |
11 - D |
12 - C |
Phần tự luận (7 điểm – chọn 1 trong 2 đề)
Đề 1
Câu 1 (trang 221 sgk ngữ văn 12 tập 1):
Hoàn cảnh ra đời Tuyên ngôn độc lập:
- Ngày 19/8/1945 chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân
26/8, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội, người soạn thảo Tuyên ngôn độc lập tại số 48 phố Hàng Ngang
2/9 Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập
Câu 2 (trang 221 sgk ngữ văn 12 tập 1):
Nghệ thuật lập luận Tuyên ngôn độc lập
- Cơ sở pháp lí: quyền bình đẳng, quyền hạnh phúc, tự do của con người, dân tộc
Luận cứ:
- Trích dẫn tuyên ngôn độc lập của Mỹ. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp (Người ta sinh ra tự do, bình đẳng về quyền lợi… luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi)
- Khẳng định niềm tự hào khi đặt ba bản tuyên ngôn cạnh nhau
- Người suy luận trực tiếp “suy rộng ra” để khẳng định quyền độc lập, tự do của nước ta
- Cơ sở thực tiễn: bản án chung thẩm kết tội chủ nghĩa thực dân Pháp, khẳng định vài trò chính trị của nhân dân Việt Nam và mặt trận Việt Minh
Luận cứ:
- Đập tan luận điệu “khai hóa”, “bảo hộ” của thực dân Pháp
- Người chỉ ra các phương diện về chính trị, kinh tế xóa tan luận điệu khai hóa Việt Nam
+ “khai hóa tự do” >< “lập ra nhà tù nhiều hơn trường học”
+ khai hóa bình đẳng >< lập ra ba hế độ khác nhau ở Bắc, Trung, Nam ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, ngăn cản dân ta đoàn kết
+ khai hóa bác ái >< thi hành luật pháp dã man
- Bác bỏ luận điệu bảo hộ:
+ 1940 Pháp quỳ gối hàng, mở cửa nước ta rước Nhật
+ Trong 5 năm Pháp bán nước ta hai lần cho Nhật
+ Chúng thẳng tay khủng bố Việt Minh
- Tuyên bố độc lập: khẳng định nền độc lập tự do, quyết tâm bảo vệ đất nước
Luận cứ:
- Khẳng định nước Việt Nam có quyền, sự thật đã trở thành một nước độc lập
- Toàn thể dân tộc quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy
Đề 2
Câu 1 (trang 221 sgk ngữ văn 12 tập 1):
Hoàn cảnh sáng tác Tây Tiến:
- Tây Tiến là đơn vị quân đội được thành lập 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt Lào, địa bàn hoạt động hiểm trở, rộng, khắc nghiệt, đa phần thanh niên Hà thành nhập ngũ
- Quang Dũng là đại đội trường của đơn vị đầu 1947 cuối 1948 chuyển sang đơn vị khác. Một ngày ở Phù Lưu Chanh nhớ về đồng đội cũ, Quang Dũng sáng tác bài thơ này.
Câu 2 (trang 221 sgk ngữ văn 12 tập 1):
Dàn ý bài đồng cảm và chia sẻ trong xã hội ngày nay
Mở bài:
- Giới thiệu về vấn đề “đồng cảm và chia sẻ” trong xã hội
- Trình bày khái quát suy nghĩ bản thân
Thân bài:
- Giải thích chia sẻ, đồng cảm
+ Đồng cảm là sự thấu hiểu, cảm thông trước một việc, một người trong cuộc sống
+ Sẻ chia: quan tâm, san sẻ vật chất, tinh thần giữa người với người
Ý nghĩa:
+ Học được đồng cảm, sẻ chia là khi sống vì người khác, cũng chính là lúc nhận được niềm vui
Biểu hiện:
- Đồng cảm, sẻ chia được thực hiền bằng những việc làm cụ thể: vật chất, tinh thần ( nụ cười, ánh mắt, lời động viên, hỏi thăm, hoặc sự lắng nghe)
+ Phạm vi bạn bè: giúp đỡ nhau khi khó khăn. Phạm vi cộng đồng: ủng hộ người có hoàn cảnh khó khăn
- Mở rộng:
+ Ca dao, tục ngữ (lá lành đùm lá rách, thương người như thể thương thân, một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ…)
+ Các hội quỹ ủng hộ người nghèo khó, người có hoàn cảnh bất hạnh
- Phê phán những căn bệnh và lối sống vô cảm, ích kỉ, thiếu trách nhiệm, thờ ơ với những mọi người
- Suy ngẫm riêng của cá nhân
Kết bài:
Khẳng định tình yêu thương, sự đồng cảm và sẻ chia giúp con người thấu hiểu, gần gũi nhau hơn. Trở thành động lực giúp con người thêm sức mạnh, vượt qua khó khăn, thử thách.