Câu 1 (trang 205 sgk ngữ văn 11 tập 1):
a, Trả lời phỏng vấn về việc giảng dạy, học tập môn ngữ văn ở trường THPT
Chuẩn bị:
- Xác định chủ đề cuộc phỏng vấn, chọn chủ đề:
+ Chương trình, Sgk mới hiện nay
+ Phương pháp dạy của giáo viên
+ Thái độ, phương pháp của học sinh
- Xác định mục tiêu công việc
+ Công việc được tiến hành có thể chỉ để nắm bắt được thực trạng việc giảng dạy
+ Tìm hiểu và đưa ra các phương pháp nâng cao chất lượng việc giảng dạy
+ Cũng có thể tìm hiểu, đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy
- Xác định đối tượng trả lời phỏng vấn:
+ Trả lời một người hay nhiều người
+ Phỏng vấn người có độ tuổi, trình độ, hoàn cảnh sống…
- Hệ thống câu hỏi với yêu cầu:
+ Bám sát chủ đề
+ Các câu hỏi phải được sắp xếp thành một hệ thống hợp lí, khoa học
+ Câu hỏi cần tế nhị, nhưng sát với chủ đề phỏng vấn, không lạc đề và người trả lời có câu trả lời hợp lí
b, Tiến hành phỏng vấn
- Người phỏng vấn dựa trên câu hỏi đã chuẩn bị
+ Dẫn dắt vào đề ngắn gọn, hợp lí, tạo không khí nhẹ nhàng, thân thiết
+ Biết cách ứng xử, cuộc phỏng vấn xa rời trọng tâm
+ Câu hỏi ứng đối trực tiếp linh hoạt
+ Cảm ơn người trả lời khi kết thúc
- Người trả lời phỏng vấn:
+ Cung cấp thông tin rõ ràng, chân thật, nhưng khiêm tốn, nhã nhặn và hợp tác
+ Câu trả lời thú vị, sâu sắc, dí dỏm, thông minh mà không ra khỏi đề tài cuộc phỏng vấn nhằm tạo không khí gần gũi
Câu 2 (trang 205 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Đề tài: hỏi chuyện người bạn tới từ vùng quê. Điểm khác biệt nằm ở đối tượng, đề tài và hệ thống câu hỏi (chuẩn bị các bước như câu 1)
- Về đề tài có thể hỏi: quê hương, gia đình, lí do đến thăm, sở thích, ấn tượng sâu đậm về con người, vùng quê, đất nước của mình…
+ Chia nhỏ vấn đề để hỏi: học tập, ấn tượng đặc sắc của bạn với vùng đất mới.
+ Phương pháp: cần thể hiện sự nhã nhặn, lịch sự dù với tư cách là “chủ nhà” hay “khách mời”