Soạn bài: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh

I. Đoạn văn thuyết minh

1. a, Đoạn văn là một phần của văn bản, được tính từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng chấm xuống dòng. Đoạn văn hoàn chỉnh về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức.

b, Đoạn văn cần đảm bảo:

- Tập trung làm rõ ý chung, thống nhất và duy nhất

- Liên kết chặt chẽ các đoạn văn đứng trước, sau đó

- Diễn đạt chính xác, trong sáng

- Gợi cảm, hấp dẫn

2. Sự giống và khác nhau giữa đoạn văn tự sự, thuyết minh

- Giống: cùng trình bày một sự kiện, miêu tả một sự vật hiện tượng và người viết phải quan sát cẩn thận

- Khác nhau:

    + Đoạn văn tự sự để kể, cảm là chủ yếu

    + Đoạn văn thuyết minh, thường giới thiệu để người ta hiểu là chủ yếu

3. Kết cấu của đoạn văn thuyết minh

- Mở đoạn

    + Phát triển đoạn

    + Kết đoạn

- Cách sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác- chứng minh làm tăng tính hấp dẫn, lôi cuốn cho đoạn văn

II. Viết đoạn văn thuyết minh

1. Phác thảo dàn ý đại cương cho bài văn thuyết minh về một khoa học, một tác phẩm văn học

a, Nhà khoa học:

- Giới thiệu khái quát tên tuổi, quê quán, lĩnh vực chuyên ngành nghiên cứu

- Giới thiệu công trình, đóng góp của nhà khoa học đó

- Giới thiệu đôi nét cuộc đời tư

b,

Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm

- Thể loại

- Thuyết minh về nội dung, nghệ thuật tác phẩm

- Đánh giá về tác phẩm

2.

Mở bài

Giới thiệu khái quát tác giả được lựa chọn thuyết minh

Thân bài

Sự nghiệp sáng tác

- Hoàn cảnh xuất thân, truyền thống gia đình, học vấn, đường đời…

- Các chặng đường sáng tác, những tác phẩm chính

Phong cách nghệ thuật

- Những đặc điểm nổi bật về nội dung trong sáng tác của tác giả ấy

- Những đặc sắc nghệ thuật, tác giả thể hiện trong tác phẩm của mình

Kết bài

- Khẳng định vị trí tác giả vừa thuyết minh

- Nêu suy nghĩ, cảm nhận về cuộc đời, sự nghiệp văn chương

LUYỆN TẬP

Bài 1 (Trang 63 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Viết đoạn nối tiếp

Bài 2 (trang 63 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh

Mở bài:

Lựa chọn giới thiệu về danh lam thắng cảnh đó ( Tràng An, Hạ Long, Thành nhà Hồ, Dinh Bảo Đại…)

Cảm nhận chung về danh lam, thắng cảnh đó

Thân bài:

* Vị trí địa lý

Nơi tọa lạc, địa chỉ

Diện tích danh lam thắng cảnh

- Cảnh vật xung quanh

- Di chuyển bằng phương tiện gì thích hợp

* Lịch sử hình thành

Thời gian xuất hiện

- Do ai xây dựng, mất bao lâu xây được công trình đó

* Cảnh bao quát đến chi tiết:

- Từ bao quát: nổi bật nhất là cảnh gì, cảnh xung quanh

Cảnh chi tiết: Cấu tạo, bao gồm các phần nào, cách trang trí ra sao

* Giá trị văn hóa, lịch sử

- Lưu giữ: nhiều hơn về lịch sử, quá khứ của ông cha ta

    + Tô điểm cho thành phố, mảnh đất nào

    + Điểm du lịch nổi tiếng thu hút du khách

Kết bài:

Nêu cảm nghĩ về danh làm thắng cảnh đó