Bố cục (2 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến “đang bắt đầu xung phong”): Việt bị thương ở chiến trường, ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Lần thứ tư Việt tỉnh dậy, Việt lắng nghe mọi âm thanh, chờ đồng đội đến và sẵn sàng chiến đấu
- Phần 2 (còn lại): Kí ức của Việt về câu chuyện hai chị em tranh nhau đi tòng quân
Câu 1 (trang 63 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Truyện những đứa con trong gia đình được trần thuật dưới góc nhìn của Việt (khi anh bị thương)
Tác dụng của lối trần thuật này:
- Câu chuyện vừa được thuật, kể cùng một lúc, tính cách nhân cũng được khắc họa
- Câu chuyện trở nên mới mẻ, hấp dẫn khi được kể qua con mắt, tấm lòng, ngôn ngữ riêng của nhân vật
- Nhà văn thâm nhập vào thế giới nội tâm nhân vật để dẫn dắt chuyện, diễn biến chuyện linh hoạt, có thể xáo trộn thời gian, không gian phụ thuộc vào trật tự tuyến tính
- Chi tiết ngẫu nhiên của hiện thực chiến trường, gợi lên kỉ niệm tự nhiên, nhà văn phải am hiểu ngôn ngữ nhân vật
- Người kể có thể bộc lộ được đầy đủ tính cách, cảm xúc, tình cảm của chính mình
Câu 2 (trang 64 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Truyền thống đấu tranh, chống giặc ngoại xâm đã gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau:
- Truyền thống yêu nước mãnh liệt, căm thù bọn xâm lược
+ Chú Năm: đại diện truyền thống, lưu giữ truyền thống (câu hò, cuốn sổ)
+ Má Việt khả năng chịu đựng đau thương, duy trì sự sống, che chở cho đàn con và đấu tranh
- Việt, Chiến những đứa con tình nguyện cầm súng chiến đấu báo thù cho ba mẹ bị giặc Pháp giết hại
Câu 3 (Trang 64 sgk ngữ văn 12 tập 2)
- Điểm chung trong tính cách của hai chị em:
+ Sinh ra trong gia đình chịu đau thương của ba, má
+ Tuổi còn nhỏ đã nuôi dưỡng chí báo thù cho cha mẹ, và cùng có nguyện vọng cầm súng đánh giặc
+ Tình yêu thương, sự bao bọc nhau là vẻ đẹp tâm hồn hai chị em, tranh nhau ghi tên tòng quân
+ Hai chị em là những chiến sĩ dũng cảm, gan dạ. Đánh giặc trở thành hạnh phúc của hai chị em
- Nét riêng
*Chiến (hơn Việt 1 tuổi):
+ Tính cách người lớn, bỏ ăn để đánh vần cuốn sổ gia đình, Chiến học cách nói “trọng trọng” của chú Năm…
+ Tính cách “người lớn” thể hiện ở sự nhường nhịn, có lúc tranh giành với em, tranh công đi bắt ếch, nhưng thường nhường em
→ Nhân vật có tính cách phù hợp với lứa tuổi, tâm lí, đây là nhân vật được gợi lên từ hồi tưởng của em Việt
*Em Việt:
+ Mang dáng dấp lộc ngộc, vô tư, hồn nhiên của cậu con trai mới lớn
+ Hay tranh giành với chị
+ Dũng cảm, gan dạ (ngay từ khi còn nhỏ đã xông vào đá thằng giết cha mình, khi chiến đấu dù chỉ có một mình vẫn quyết tâm ăn thua với kẻ thù
→ Nhân vật là thành công trong nghệ thuật xây dựng tính cách của Nguyễn Thi, dù hồn nhiên còn nhỏ nhưng chững chạc, dũng cảm trước kẻ thù
Câu 4 (trang 64 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Khuynh hướng sử thi trong đoạn trích:
- Thể hiện qua tính chất ca ngợi truyền thống của dân tộc, thể hiện trong truyền thống của một gia đình
- Cuốn sổ là lịch sử gia đình, qua đó thấy lịch sử của một đất nước, một dân tộc trong cuộc chiến chống Mĩ
- Số phận của những thành viên trong gia đình là số phận của nhân dân Nam Bộ trong kháng chiến chống Mĩ
- Truyện kể về gia đình nhưng có sức gợi về cả Tổ quốc, chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ đau thương
- Mỗi nhân vật đều có trách nhiệm với gia đình, Tổ quốc. Nhân vật mang phẩm chất người anh hùng
+ Gan dạ, kiên trung
+ Căm thù giặc bạo tàn
+ Giàu nghĩa tình, thủy chung với quê hương, cách mạng
→ Tác phẩm là bản anh hùng ca về người dân Nam Bộ
Câu 5 (trang 64 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Đoạn văn cảm động nhất
Cảnh hai chị em Việt và Chiến khiêng bàn thờ ba má chạy qua cánh đồng, gửi sang nhà chú Năm để lên đường chiến đấu
+ Người đọc bồi hồi, xúc động trước sự hiếu thảo, trọn vẹn nghĩa với cha mẹ
+ Dù khó khăn gian khổ hai chị em vẫn yêu thương nhau và không quên trách nhiệm, nghĩa vụ trả thù cho ba má
+ Đi theo cách mạng, theo con đường mà ba mẹ lựa chọn
Luyện tập
Bài 1 (Trang 64 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Điểm chung: đoạn đối thoại của hai chị em trước ngày nhập ngũ thể hiện rõ tính cách của từng nhân vật
+ Thương cha mẹ
+ Mang mối thù và có quyết tâm chống giặc
- Điểm riêng biệt:
+ Chiến mang tính cách của người chị lớn, lo lắng cho em, thu xếp ngăn nắp việc nhà
+ Chiến tính cách sâu sắc hơn, Việt còn trẻ con, hồn nhiên
Bài 2 (Trang 64 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm