Câu 1 (Trang 120 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội vì ngôn ngữ có những yếu tố chung cho mọi cá nhân trong xã hội (âm, tiếng, từ, cụm từ cố định...)
- Trong ngôn ngữ có những quy tắc và phương thức cho mọi cá nhân
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chung của cả cộng đồng
Lời nói là tài sản riêng của cá nhân:
- Khi giao tiếp, người nói chỉ sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói
- Trong lời nói cá nhân có cái riêng biệt: giọng nói, vốn từ vựng, sự sáng tạo nghĩa từ, sáng tạo kết hợp từ, sáng tạo khi sử dụng ngôn ngữ chung.
- Cá nhân có thể tạo ra yếu tố mới theo các quy tắc, phương thức chung
Câu 2 (trang 120 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Trong bài Thương vợ, Tú Xương đã sử dụng nhiều yếu tố chung và quy tắc chung của ngôn ngữ toàn dân:
- Các từ trong bài thơ đều là ngôn ngữ chung
- Các thành ngữ của ngôn ngữ chung: một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa
- Các quy tắc kết hợp từ ngữ
- Các quy tắc cấu tạo câu: câu tường thuật tỉnh lược chủ ngữ và các kiểu câu cảm thán ở câu thơ cuối
b, Phần cá nhân trong lời nói thể hiện ở:
- Lựa chọn từ ngữ
- Sắp xếp từ ngữ
Câu 3 (trang 120 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Ngữ cảnh: là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội được nội dung ý nghĩa lời nói
Câu 4 (trang 120 ngữ văn 11 tập 2):
Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được sáng tác trong bối cảnh trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm 14/12/ 1861 trong trận đó có nhiều nghĩa sĩ hi sinh. Nghĩa sĩ giết được hai tên quan Pháp, một số lính thuộc địa của chúng, làm chủ đồn hai ngày rồi bị phản công và thất bại
Ngữ cảnh này được tái hiện trong nội dung:
- Gươm đep dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu hai quan nọ
- Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh, bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ
Câu 5 (trang 120 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Nghĩa sự việc |
Nghĩa tình thái |
- Ứng với sự việc mà câu đề cập tới - Sự việc có thể là hành động, trạng thái, quá trình, tư thế, sự tồn tại, quan hệ... - Do các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ, thành phần phụ khác của câu biểu hiện |
- Thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá, thái độ của người nói - Thái độ, tình cảm của người nói với người nghe - Biểu hiện riêng nhờ từ tình thái |
Câu 6 (trang 121 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Trong câu nói của bác Siêu:
- Nghĩa sự việc do các thành phần chính biểu hiện “họ không phải đi gọi”
- Nghĩa tình thái biểu hiện: Từ “đâu” thể hiện ý phân trần, bác bỏ ý nghĩa mong muốn của chị Tí rằng họ sẽ ở trong huyện ra
+ Từ “dễ” thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn về sự việc (tương đương với từ có lẽ, hẳn là, chắc hẳn”)
Câu 7 (trang 120 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Đặc điểm của loại hình tiếng Việt |
Ví dụ minh họa |
1. Đơn vị ngữ pháp cơ sở là tiếng. Mỗi tiếng về ngữ âm là một âm tiết, còn về mặt sử dụng thì có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ 2. Từ không biến đổi hình thái 3. Ý nghĩa ngữ pháp được biểu hiện nhờ trật từ từ và hư từ |
Hôm nay trong ông giáo cũng có tổ tôm. ( Hai đứa trẻ- Thạch Lam) Cả trời thực, mộng vẫn nao nao theo hồn ta. Bộ phim này của Mỹ rất hay. |
Câu 8 (trang 121 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Phong cách ngôn ngữ báo chí |
Phong cách ngôn ngữ chính luận |
1. Tính thông tin thời sự 2. Tính ngắn gọn 3. Tính sinh động, hấp dẫn |
1. Tính công khai về quan điểm chính trị 2. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận 3. Tính truyền cảm |