Soạn bài: Viết bài làm văn số 6: Văn thuyết minh văn học

Đề 1: Thuyết minh về một tác phẩm văn học.

I. Dàn ý

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác phẩm đó (tác giả, thời gian, hoàn cảnh sáng tác, ý nghiã chính của nó).

2. Thân bài

- Giới thiệu về tác giả của tác phẩm:

    + Nên nói những điểm chính liên quan đến tác phẩm, như tiểu sử ...

    + Hoàn cảnh tác giả sáng tác nên tác phẩm đó.

- Giới thiệu về tác phẩm:

    + Nó nằm trong 1 tập truyện nào đó, thời gian ra đời của nó gắn liền với cuộc đời tác giả.

    + Kết cấu của tác phẩm và tóm tắt sơ lược về tác phẩm.

    + Nói về các nhân vật có trong tác phẩm (nếu có).

    + Về tính cách và điều mà tác giả muốn gửi gắm qua nhân vật.

    + Nội dung và ý nghĩa chính của tác phẩm đó.

    + Những chi tiết tiêu biểu và những hình ảnh làm nên giá trị của tác phẩm đó.

    + Nghệ thuật của tác phẩm đó.

    + Điều mà tác giả gửi gắm thông qua tác phẩm.

    + Điều mà em cảm nhận và nhận thấy khi được học / đọc được tác phẩm đó.

    + ...

3. Kết bài

- Nhận xét, đánh giá về tác phẩm.

- Vị trí của tác phẩm trong nền văn học.

II. Bài văn mẫu

Xuyên suốt quá trình lịch sử văn học Việt Nam đã có biết bao nhiêu tác phẩm được ra đời và đi sâu vào tâm trí mỗi người con dân Việt. Thật không khó để có thể bắt gặp những trang văn mang đậm tình yêu đất nước, tính lịch sử hào hùng. Trong đó có “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được đánh giá là áng “ thiên cổ hùng văn”, bẳn tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc.

 

Nguyễn Trãi nổi tiếng là nhà quân sự lỗi lạc, nhà chính trị anh minh và còn là nhà văn nhà thơ bậc thầy của nền văn học nước nhà. Bởi vậy mà ông được xứng danh là danh nhan văn hóa Thế giới. Lúc sinh thời ông là khai thân công quốc và được vua Lê Lợi anh minh rất trọng dụng trong công cuộc xây dựng đất nước. Ông đã để lại cho văn học nước nhà một sự nghiệp đồ sộ trong đó phải kể đến “Bình Ngô đại cáo”

Đây là bài cáo mà Nguyễn Trãi thừa lệnh vua Lê Thánh Tông viết để ban bố thiên hạ vào năm 1428. Ngay sau khi cuộc khởi nghĩ Lamm Sơn dành thắng lợi, quân Minh thất bại thảm hại phải rút quân về nước, nước ta giành lại được nền độc lập tự chủ. Nhân dịp đó Lê Lợi, người chỉ huy cuộc khởi nghĩa, yêu cầu Nguyễn Trãi, là người toán tài đã góp công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, viết “Bình Ngô đại cáo” ban bố cho toàn thiên hạ biết được tin vui.

Tác phẩm được viết theo thể cáo, một thể văn có nguồn gốc từ Trung Quốc, viết bằng chữ Hán, thuộc thể văn chính luận, nhằm thông báo chính sách, một sự kiện trọng đại liên quan đến quốc gia dân tộc, công báo trước công chúng thiên hạ. Bài cáo lần này có ý nghĩa trọng đại, tuyên bố về việc dẹp yên giặc Minh xâm lược với bố cục được sắp xếp chặt chẽ, mạch lạc, viết theo lối biền ngẫu, vận dụng thể tứ lục cùng hệ thống hình tượng sinh động.

Bố cục bài cáo có thể chia làm bốn phần.

 

Phần 1: nhằm khẳng định lí tưởng nhân nghĩa cuộc kháng chiến và truyền thống bất khuất của dân tộc (từ đầu đến chứng cứ còn ghi)

“Việc nhân nghĩa cốt ở yến dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”

Tác giả nhấn mạnh tư tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến, tư thế độc lập dân tộc. Nhân nghĩa gắn liền với yên dân. Đây chính là tư tưởng lớn rất tiến bộ của Nguyễn Trãi, làm nền tổng thể cho cả bài cáo. Cùng cách diễn đạt sóng đôi: Đại Việt và Đại Hoa đã bao đời song song tồn tại rất đăng đối ta có thể thấy được cả niềm tự hào trước truyền thống oanh liệt của dân tộc.

 

Phần hai: tố cáo tội ác bọn cướp nước, lợi dụng hoàn cảnh rối ren của nước ta, đưa quân sang xâm lược và gây ra ao đau khổ cho nhân dân (tiếp đến ai bảo thần dân chịu được).

“ Nướng dân đen trên ngọn lử hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”

Giặc Minh hết sức hung tàn, chúng thường rút ruột người dân treo lên cây, nấu xác người lấy mỡ thắp đèn, nhiều khi chúng mua vui bằng cách nướng người dân vô tội. Thêm đó chúng còn thực hiện chính sách thuế sai nặng nề nhằm vơ vét của cải. Do đó chúng gây nên cho nước ta những hậu quả ghê gớm, sản xuất đình trệ, môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, đẩy nhân dân vào tình cảnh khốn cùng “ nheo nhóc thay kẻ góa bụa khôn cùng...”. tội ác của giặc Minh chồng chất đến nỗi không ghi hết, trời đất không dung tha, thần và dân đều không chịu được. Đau xót và căm thù, người dân Đại Viết đứng lên.

Đoạn văn thứ ba là đoạn dài nhát, có ý nghĩa như bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đoạn văn tổng kết lại quá trình khởi nghĩa. Ban đầu cuộc khởi nghĩa gặp nhiều khó khăn về lương thảo, quân sĩ, người tài đều thiếu thốn và nghĩa quân ở thế  yếu

“ Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần

Khi Khôi Huyền quân không một đội”

Hay

“Tuần kiệt như sao buổi sớm

Nhân tài như lá mùa thu”

 

Nhưng nghĩa quân cùng sự lãnh đạo tài ba của lãnh tụ Lê Lợi đã biết đoàn kết đồng lòng, dùng chiến thuật phù hợp nên nghĩa quân Lam Sơn ngày một trưởng thành và ngày cành chiến thắng giòn giã, vang dội “ đánh một trận sạch không kình ngạc/ Đánh hai trận tan tác chim muông”. Còn giặc Minh liên tiếp thất bại, thất bại sau lại càng thảm hại hơn thất bại trước, mỗi tên tướng giẵ bại trận đều nhục nhã ê trề: kẻ treo cổ, kẻ quỳ gối dâng tờ tạ tội, kẻ bị chặt đầu

Bài cáo kết thục chuyển sang nhịp điệu khoan thai, hứng khởi với chiến thắng tâm phục khẩu phục của nghĩa quân Lam Sơn. Cùng với đó là những câu chữ thái bình, ước nguyện được thống nhất xã tắc, yên bình tự chủ của dân tộc nay đã lấy lại được. Qua đó thể hiện khát vọng xây dựng đất nước được thái bình thịnh trị, phồn thịnh hưng yên

“ Xã tắc từ đây vững bền

Giang sơn từ đây đổi mới”

 

Bài cáo có sự kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa yếu tố chính luận sắc bén với yếu tố văn chương truyền cảm, kết hợp giữa lí luận chặt chẽ và hình tượng nghệ thuật sinh động. Cảm hứng xuyên suốt tác phẩm là cảm hứng anh hùng ca sôi nổi, mãnh liệt. Giọng điệu của bài cáo rất đa dạng, khi tự hào về truyền thống văn hóa, khi xốt thương trước nỗi đau lầm tha của nhân dân, khi lo lắng trước khó khăn của cuộc khởi nghĩa, khi hùng ca ngợi chiến thắng, khi trịnh trọng tuyên bố nền độc lập dân tộc.

 

“Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi đã dựng lại cả một trang lịch sử hào hùng của dân tộc ta trong những năm của thế kỉ XV. Qua đó ta còn thấy tinh thần yếu nước, đã truyền cảm hứng cho bao người con dân đất Việt mãi về sau. Thật xứng đáng là áng “ thiên cổ hùng văn”

 

BÀI VĂN MẪU 2 BÀI VIẾT SỐ 6 LỚP 10 BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC

Mỗi tác phẩm giống như một ô cửa mở tới tình yêu, hướng chúng ta đến thế giới của chân thiện mĩ. Nhưng một tác phẩm chân chính là sự kết hợp hài hòa giữa hình thức và nội dung. Cái hay giản dị, sâu sắc mà ám ảnh cả hồn lẫn xác ấy ta đã gặp trong “Vội vàng” của Xuân Diệu.

 

Xuân Diệu được mệnh danh là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Trong phong trào thơ Mới mỗi nhà thơ lại mang đến cho người đọc những giọng riêng: một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu. Và đến với Vội Vàng cái thiết tha rạo rực ấy đã hiện lên rất rõ. Bài thơ được đưa theo mạch cảm xúc và mạch lập luận triết lí của Xuân Diệu: trước hết ông muốn tắt nắng buộc gió để cái đpẹ luôn thắm sắc đẹp hương, bởi cuộc sống nơi trần thế mới thanh tân, trẻ trung và tràn đầy sức sống làm sao. Chính vì cuộc sống đẹp như vậy, nhưng thời gian lại một đi không trở lại và tuổi xuân của con người không thắm lại hai lần nên phải sống vội vàng, cuống quýt để tận hưởng và tận hiến với cuộc đời. Đó chính là mạch lập luận cách chẽ mà qua mỗi khổ thơ Xuân Diệu giục giã và khơi lên cho người đọc.

 

Hình ảnh thơ Xuân Diệu luôn là những hình ảnh rất tình tứ, mật ngọt, thơ mộng và trẻ trung. Bởi Xuân Diệu luôn nhìn đời bằng cặp mắt xanh non và rờn biếc:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Hoa của đồng nội xanh rì

Lá cành tơ phơ phất

Khúc tình si

Tháng Giêng ngon như cặp môi gần.”

Đó là hệ thống hình ảnh rất tây, rất mới, rất trẻ và rất Xuân Diệu. Chính yêu đương và tuổi trẻ làm mạch nguồn chính cho mảnh vườn tình ái của mình nên Xuân Diệu đã đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới bằng lầu thơ xây trên đất của một tấm lòng trần. ngôn ngữ Xuân Diệu là ngôn ngữ cách tân, táo bạo giàu tính nhục thể, rất gợi cảm giác như cặp môi gần, các động từ mạnh như “ôm, riết, say, thâu, cắn” đã cho thấy được sự vồ vập cuống quyết của một hồn thơ thèm yêu khát sống. nếu ở ca dao là câu thơ điệu ru, trung đại là câu thơ điệu ngâm thì đến hiện đại và đặc biệt là phong trào thơ Mới là câu thơ điệu nói, rất điển hình trong vội vàng của Xuân Diệu. Nhưng câu thơ ngắn dài, nhịp nhanh trào ra sóng sánh dồn dập và sôi nổi như trái tim cuống quýt, si mê đắm say và vồ vập của ông. Những câu thơ điệu nói góp phần đưa chất văn xuôi tràn vào thơ, đồng thời bộc lộ rõ được cá tính, phong cách nghệ sĩ.

Xuân Diệu luôn là một trái tim nồng nàn và tha thiết với cuộc sống, ông khát khao giao cảm, thâu nhận và thu hợp chí muôn phương để hồn thơ của mình đến với mọi nhà một cách chân thành và tha thiết nhất, đấy là lí do vì sao Xuân Diệu rất được các bạn trẻ yêu quý và đón nhận. “Vội vàng” chính là một trong những khúc ca sôi nổi và đắm say ấy của xuân Diệu về cuộc sống, con người với những quan niệm thẩm mĩ tích cực, sâu sắc và mới mẻ.

Bài mẫu 3:

Mỗi lĩnh vực trong đời sống đều mang đến cho con người nguồn cảm hứng và những cảm xúc khác nhau. Văn học cũng vậy, nó là lĩnh vực mà khi tiếp cận, con người có thể sống cùng, vui cùng, khóc cùng nhân vật, cảm thụ được những tư tưởng đạo lý mà người nghệ sĩ gửi gắm. Với tôi, có lẽ trong suốt hành trình văn học mà tôi đã trải qua, tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất.

Nhắc đến nhà văn Nguyễn Thành Long, ông là một cây bút chuyên viết về tiểu thuyết và truyện ngắn từ thời kháng chiến chống Pháp. Từng trang văn của Nguyễn Thành Long đều đậm đà chất thơ, giàu ý vị nhẹ nhàng, tình cảm, khiến người đọc như bước vào một thế giới tinh mơ, thanh thảo, bên cạnh đó cũng giàu chất triết lý sâu xa trong từng câu từ. Và truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” cũng là một trong số đó.

Tác phẩm là kết quả của chuyến đi Lào Cai thực tế của tác giả vào năm 1970, nó được in trong tập “Giữa trong xanh” (1972). Với tác phẩm này, nhà văn đã làm nổi bật lên đề tài về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Từ đó, ca ngợi những con người sống và làm việc thầm lặng, cống hiến cho đất nước cho cuộc sống.

Truyện mở đầu bằng hoàn cảnh của chuyến xe khách từ Hà Nội lên Lào Cai với ông họa sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ. Ông họa sĩ và cô kĩ sư đã được bác lái xe đã giới thiệu về anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Cuộc gặp gỡ tuy chóng vánh, anh thanh niên đã để lại biết bao ấn tượng cho mọi người. Anh tặng hoa cho cô kĩ sư, pha trà và trò chuyện với họ về cuộc sống và công việc của mình, như sở thích nuôi gà, trồng hoa, làm bạn với công việc. Đặc biệt, khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh thanh niên, anh đã từ chối và giới thiệu với ông những người khác mà anh cho là xứng đáng hơn. Khi chia tay, ông họa sĩ hứa sẽ quay trở lại còn cô kĩ sư thì thấy xúc động. Người thanh niên đã làm rung động trái tim của những vị khách mới quen.

Truyện được chia làm ba đoạn, với ba sự kiện: Đoạn 1 là việc bác lái xe giới thiệu về anh thanh niên qua lời kể của mình, đoạn 2 là cuộc gặp gỡ, trò chuyện giữa anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kĩ sư, và đoạn 3 là cuộc chia tay đầy ấn tượng. Song sóng với đó, người đọc có thể cảm nhận được nét vẽ chấm phá rõ nét về cảnh sắc thiên nhiên Sa Pa và vẻ đẹp con người Sa Pa.

Thiên nhiên Sa Pa đẹp dịu dàng, giàu chất thơ ấm áp với nắng, con đèo, cây hoa tử kinh, rừng, ấy bị nắng xua, các vòm lá ướt sương, “rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.”

Chỉ với một vài nét vẽ cơ bản, tác giả đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên Sa Pa với vẻ đẹp thơ mộng, thanh thảo, bằng ngôn ngữ trong sáng, đường nét như “mạ bạc”, “nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng”, “cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương”. Bức tranh ấy như gợi mở phần nào về con người nơi đây.

 Vẻ đẹp con người nơi núi rừng Sa Pa không phải là những vị thần trong truyền thuyết, cũng không phải những người anh hùng lẫy lừng vang danh sử sách muôn đời, họ là những con người âm thầm làm việc, ngày qua ngày. Đó là anh thanh niên mà qua lời kể của bác lái xe là người “cô độc nhất thế gian”, rất “thèm người”, làm việc trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, quanh năm làm bạn với mây mù và cây cỏ, trong hoàn cảnh sống khắc nghiệt. Trong ấn tượng của bác hoạ sĩ, đó là người mà “Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.”. Người thanh niên ấy có lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm với công việc cao, tự tìm thấy niềm vui trong công việc của mình; có sự chân thành, cởi mở và lòng hiếu khách đáng quý khi tặng củ tam thất cho vợ bác lái xe, vui sướng khi có khách đến chơi nhà. Và ở anh là sự khiêm tốn và một nếp sống ngăn nắp gọn gàng mà anh tự tạo ra với những thói quen đọc sách, trồng hoa, nuôi gà, ... Anh thanh niên là nhân vật trung tâm của truyện, và chỉ bằng những nét vẽ đơn giản, nhà văn đã khắc hoạ lên một con người giàu ý chí, tinh thần cống hiến, yêu đời, yêu cuộc sống.

Ngoài ra còn có những nhân vật như ông hoạ sĩ, cô kỹ sư, bác lái xe, ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét. Họ là những nhân vật đã góp phần đem đến những gam màu sắc đa dạng cho câu chuyện.

Truyện đã khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng trong cuộc sống, Cốt truyện đơn giản, nhân vật được xây dựng qua điểm nhìn của nhân vật khác là một yếu tố đặc sắc của tác phẩm. Qua truyện này, bài học về tinh thần hi sinh, cống hiến cho cuộc sống, cho cuộc đời đã được nhà văn gửi gắm đến người đọc.

“Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn hay và giàu cảm xúc. Nó xứng đáng là một tác phẩm mà mỗi chúng ta nên đọc và cảm nhận một lần trong cuộc sống.

 

Đề 2: Thuyết minh về một tác giả văn học.

Bài văn mẫu

Bài mẫu 1: Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

   Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là "Truyện Kiều".

   Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tức ngày 3/1/1866 ở kinh thành Thăng Long trong một gia đình quý tộc lớn. Thân sinh ông là Hoàng Giáp Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775), làm quan đến tham tụng (tể tướng) tước Xuân quận công triều Lê. Mẹ ông là bà Trần Thị Tần, quê Kinh Bắc, đẹp nổi tiếng. 13 tuổi lại mồ côi mẹ, ông phải ở với người anh là Nguyễn Khản. Đời sống của người anh tài hoa phong nhã, lớn hơn ông 31 tuổi này rất có ảnh hưởng tới nhà thơ.

   Sự thăng tiến trên đường làm quan của Nguyễn Du khá thành đạt. Nhưng ông không màng để tâm đến công danh. Trái tim ông đau xót, buồn thương, phẫn nộ trước "những điều trông thấy" khi sống lưu lạc, gần gũi với tầng lớp dân đen và ngay cả khi sống giữa quan trường. Ông dốc cả máu xương mình vào văn chương, thi ca.

   Thơ ông là tiếng nói trong trái tim mình. Đấy là tình cảm sâu sắc của ông đối với một kiếp người lầm lũi cơ hàn, là thái độ bất bình rõ ràng của ông đối với các số phận con người. Xuất thân trong gia đình quý tộc, sống trong không khí văn chương bác học, nhưng ông có cách nói riêng, bình dân, giản dị, dễ hiểu, thấm đượm chất dân ca xứ Nghệ.

   Về văn thơ nôm, các sáng tác của ông có thể chia thành 3 giai đoạn. Thời gian sống ở Tiên Điền – Nghi Xuân đến 1802, ông viết "Thác lời trai phường nón Văn tế sống 2 cô gái Trường Lưu". Đây là 2 bản tình ca thể hiện rất rõ tâm tính của ông, sự hoà biểu tâm hồn tác giả với thiên nhiên, với con người.

   Ba tập thơ chữ Hán thì "Thanh hiên thi tập" gồm 78 bài, viết lúc ở Quỳnh Côi và những năm mới về Tiên Điền, là lời trăn trở chốn long đong, là tâm sự, là thái độ của nhà thơ trước cảnh đời loạn lạc. Sau 1809, những sáng tác thơ của ông tập hợp trong tập "Nam Trung Tạp Ngâm" gồm 40 bài đầy cảm hứng, của tâm sự, nỗi niềm u uất.

   Truyện Kiều được Nguyễn Du chuyển dịch, sáng tạo từ cuốn tiểu thuyết "Truyện Kim Vân Kiều" của Thanh Tâm Tài Nhân, tên thật là Tử Văn Trường, quê ở huyện Sơn Am, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Truyện Kiều đã được nhân dân ta đón nhận một cách say sưa, có nhiều lúc đã trở thành vấn đề xã hội, tiêu biểu là cuộc tranh luận xung quanh luận đề "Chánh học và tà thuyết" giữa cụ Nghè Ngô Đức Kế và ông Phạm Quỳnh thu hút rất nhiều người của 2 phía cùng luận chiến.

   Không chỉ ảnh hưởng sâu sắc trong tầng lớp thị dân, Truyện Kiều còn được tầng lớp trên say mê đọc, luận. Vua Minh Mạng là người đầu tiên đứng ra chủ trì mở văn đàn ngâm vịnh truyện Kiều và sai các quan ở Hàn Lâm Viện chép lại cho đời sau. Đến đời Tự Đức, nhà vua thường triệu tập các vị khoa bảng trong triều đến viết và vịnh Truyện Kiều ở văn đàn, ở Khu Văn Lâu.

   Ngày nay, Truyện Kiều vẫn đang được các nhà xuất bản in với số lượng lớn, được dịch ra rất nhiều thứ tiếng. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đánh giá cao Truyện Kiều. Dịch giả người Pháp Rơ-Ne-Crir-Sắc khi dịch Truyện Kiều đã viết bài nghiên cứu dài 96 trang, có đoạn viết: "Kiệt tác của Nguyễn Du có thể so sánh một cách xứng đáng với kiệt tác của bất kỳ quốc gia nào, thời đại nào". Ông so sánh với văn học Pháp: "Trong tất cả các nền văn chương Pháp không một tác phẩm nào được phổ thông, được toàn dân sùng kính và yêu chuộng bằng quyển truyện này ở Việt Nam". Và ông kết luận: "Sung sướng thay bậc thi sĩ với một tác phẩm độc nhất vô nhị đã làm rung động và ca vang tất cả tâm hồn của một dân tộc". Năm 1965 được Hội đồng Hoà bình thế giới chọn làm năm kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du.

   Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là Truyện Kiều. Đọc Truyện Kiều ta thấy xã hội, thấy đồng tiền và thấy một Nguyễn Du hàm ẩn trong từng chữ, từng ý. Một Nguyễn Du thâm thuý, trải đời, một Nguyễn Du chan chứa nhân ái, hiểu mình, hiểu đời, một Nguyễn Du nóng bỏng khát khao cuộc sống bình yên cho dân tộc, cho nhân dân.

Bài mẫu 2:

Nguyễn Trãi, sinh ở Thăng Long trong gia đình ông ngoại là quan Đại tư đồ Trần Nguyên Đán. Cha ông là Nguyễn ứng Long, hiệu ức Trai (tức là Nguyễn Phi Khanh). Mẹ ông là Trần Thị Thái, con gái Trần Nguyên Đán.

Năm Nguyễn Trãi lên 5 tuổi, mẹ ông mất. Sau đó không lâu, Trần Nguyên Đán cũng mất. Ông về ở với cha tại quê nội ở làng Nhị Khê. Năm 1400, để cứu vãn chế độ phong kiến đang khủng hoảng trầm trọng, Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần và tiếp tục thi hành các cải cách như chính sách hạn nô, hạn điền, tổ chức lại giáo dục, thi cử và y tế.

Cũng năm 1400, sau khi lên ngôi Vua, Hồ Quý Ly mở khoa thi. Nguyễn Trãi ra thi, ông đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm ông 20 tuổi. Hồ Quý Ly cử ông giữ chức Ngự sử đài chánh chưởng. Còn cha ông là Nguyễn Phi Khanh đỗ bảng nhãn từ năm 1374, được Hồ Quý Ly cử giữ chức Đại lý tự khanh Thị lang tòa trung thư kiêm Hàn lâm Viện học sĩ tư nghiệp Quốc Tử Giám.

Năm 1406, Minh Thành Tổ sai Trương Phụ mang quân sang xâm lược Việt Nam. Nhà Hồ đem quân ra chống cự, nhưng bị đánh bại. Cha con Hồ Quý Ly và một số triều thần trong đó có Nguyễn Phi Khanh bị bắt và bị đưa về Trung Quốc.

Nghe tin cha bị bắt, Nguyễn Trãi cùng em là Nguyễn Phi Hùng khóc theo lên tận cửa Nam Quan với ý định sang bên kia biên giới để hầu hạ cha già trong lúc bị cầm tù.

Nhân lúc vắng vẻ, Nguyễn Phi Khanh bảo Nguyễn Trãi: – Con là người có học, có tài, nên tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha. Như thế mới là đại hiếu. Lọ là cứ phải đi theo cha, khóc lóc như đàn bà mới là hiếu hay sao? Nguyễn Trãi nghe lời cha quay trở lại tìm con đường đánh giặc, cứu nước. Về đến Thăng Long, ông bị quân Minh bắt. Thượng thư nhà Minh là Hoàng Phúc biết Nguyễn Trãi là một nhân vật có tài, tìm cách dụ dỗ, nhưng ông kiên